Main
Thứ năm, ngày 21/11/2024

Kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019).

Thứ hai, 20/05/2019
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đi xa nhưng Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu. 50 năm đã đi qua (1969 – 2019), bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sáng rõ tầm nhìn thời đại và vẹn nguyên giá trị. Di chúc của Người vẫn là những chỉ dẫn quý báu, động lực tinh thần giúp chúng ta vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ, chấp nhận thách thức để tiến tới con đường phát triển bền vững.
 
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là văn kiện của một nhà chính trị lớn, lãnh tụ cao nhất của Đảng và dân tộc, Người đã sáng tạo ra thời đại mới, “thời đại Hồ Chí Minh”, thời đại của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam; vừa là tác phẩm nghệ thuật tầm cỡ của một nhà văn hoá lớn. Đây là sự phản ánh thống nhất, cô đọng nhất về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phẩm chất đạo đức sáng ngời suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân của người chiến sĩ cộng sản kiệt xuất; thể hiện mong muốn cuối cùng của Người.
     Trong Di chúc, điều đầu tiên nói về Đảng, Bác căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Bác không phải chỉ căn dặn toàn Đảng giữ gìn sự đoàn kết, Bác cũng chỉ rõ cách thức, phương pháp để thực hiện đoàn kết trong Đảng, Bác nói nguyên lý đoàn kết: không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vấn đề mất đoàn kết luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết một cách bao dung, nhẹ nhàng mà thấm thía. Đây vẫn sẽ là một bài học quý báu trong xử lý vấn đề mất đoàn kết trong Đảng đang diễn ra ở một số nơi hiện nay.
     Ngay trong kháng chiến, Bác thể hiện rõ quyết tâm: Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
     Di chúc Bác như lời nước non kêu gọi mọi người hãy sát cánh bên nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm đánh thắng Mỹ hoàn toàn. Sức mạnh của cả dân tộc đã được huy động cao độ vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chúng ta đã đánh bại kẻ thù xâm lược và tay sai cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Với thắng lợi rực rỡ mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nước ta đã thành công, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc độc lập, thống nhất và tạo điều kiện từng bước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi vĩ đại giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là thắng lợi của đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, thắng lợi của ý chí quyết tâm thực hiện bằng được lời hứa với Bác “đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
     Trong bản Di chúc của mình, Bác thường nhắc đến nhi đồng, mở đầu Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Lời vĩnh biệt cuối cùng là “muôn vàn tình thân yêu” của Bác dành cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng.      Với đoàn viên thanh niên, Bác viết: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên””; Đối với nhân dân lao động, Người chỉ rằng: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
     Chúng ta có thể thấy rằng, đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Di chúc là đạo đức cách mạng với hệ chuẩn mực giá trị cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đó cũng là đạo đức hành động, mà điểm đặc biệt nhấn mạnh là đạo đức và sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền. Đó là đạo đức trong quan hệ giữa Đảng với nhân dân, giữa Nhà nước với nhân dân, sự quan tâm chăm lo của Đảng đối với giáo dục, rèn luyện đạo đức trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Như Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Người cũng nhắc nhở trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Trong Đảng, cán bộ, đảng viên phải sống với nhau có tình, có nghĩa, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức thực hành dân chủ và cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, để luôn xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân như Người mong muốn. Người viết: “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”Bác Hồ kính yêu của chúng ta đi xa nhưng Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu. 50 năm đã đi qua (1969 – 2019), bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sáng rõ tầm nhìn thời đại và vẹn nguyên giá trị. Di chúc của Người vẫn là những chỉ dẫn quý báu, động lực tinh thần giúp chúng ta vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ, chấp nhận thách thức để tiến tới con đường phát triển bền vững.
 
 Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là văn kiện của một nhà chính trị lớn, lãnh tụ cao nhất của Đảng và dân tộc, Người đã sáng tạo ra thời đại mới, “thời đại Hồ Chí Minh”, thời đại của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam; vừa là tác phẩm nghệ thuật tầm cỡ của một nhà văn hoá lớn. Đây là sự phản ánh thống nhất, cô đọng nhất về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phẩm chất đạo đức sáng ngời suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân của người chiến sĩ cộng sản kiệt xuất; thể hiện mong muốn cuối cùng của Người.
     Trong Di chúc, điều đầu tiên nói về Đảng, Bác căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Bác không phải chỉ căn dặn toàn Đảng giữ gìn sự đoàn kết, Bác cũng chỉ rõ cách thức, phương pháp để thực hiện đoàn kết trong Đảng, Bác nói nguyên lý đoàn kết: không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vấn đề mất đoàn kết luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết một cách bao dung, nhẹ nhàng mà thấm thía. Đây vẫn sẽ là một bài học quý báu trong xử lý vấn đề mất đoàn kết trong Đảng đang diễn ra ở một số nơi hiện nay.
     Ngay trong kháng chiến, Bác thể hiện rõ quyết tâm: Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
     Di chúc Bác như lời nước non kêu gọi mọi người hãy sát cánh bên nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm đánh thắng Mỹ hoàn toàn. Sức mạnh của cả dân tộc đã được huy động cao độ vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chúng ta đã đánh bại kẻ thù xâm lược và tay sai cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Với thắng lợi rực rỡ mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nước ta đã thành công, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc độc lập, thống nhất và tạo điều kiện từng bước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi vĩ đại giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là thắng lợi của đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, thắng lợi của ý chí quyết tâm thực hiện bằng được lời hứa với Bác “đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
     Trong bản Di chúc của mình, Bác thường nhắc đến nhi đồng, mở đầu Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Lời vĩnh biệt cuối cùng là “muôn vàn tình thân yêu” của Bác dành cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng.      Với đoàn viên thanh niên, Bác viết: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên””; Đối với nhân dân lao động, Người chỉ rằng: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
     Chúng ta có thể thấy rằng, đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Di chúc là đạo đức cách mạng với hệ chuẩn mực giá trị cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đó cũng là đạo đức hành động, mà điểm đặc biệt nhấn mạnh là đạo đức và sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền. Đó là đạo đức trong quan hệ giữa Đảng với nhân dân, giữa Nhà nước với nhân dân, sự quan tâm chăm lo của Đảng đối với giáo dục, rèn luyện đạo đức trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Như Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Người cũng nhắc nhở trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Trong Đảng, cán bộ, đảng viên phải sống với nhau có tình, có nghĩa, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức thực hành dân chủ và cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, để luôn xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân như Người mong muốn. Người viết: “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”
     Bác kết thúc Di chúc của mình: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” - đấy chính là chỉ thị cuối cùng, ước vọng tối cao của Bác trước lúc đi xa.
     Kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019) là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua thử thách, giành những thắng lợi vẻ vang, đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chúng ta tiếp tục ôn lại lời căn dặn tâm huyết cuối cùng của Lãnh tụ kính yêu, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới trước lúc đi xa. Với tất cả tình cảm kính yêu vô hạn và niềm tin tuyệt đối vào lời căn dặn của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng và con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh./.

     Bác kết thúc Di chúc của mình: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” - đấy chính là chỉ thị cuối cùng, ước vọng tối cao của Bác trước lúc đi xa.
     Kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019) là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua thử thách, giành những thắng lợi vẻ vang, đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chúng ta tiếp tục ôn lại lời căn dặn tâm huyết cuối cùng của Lãnh tụ kính yêu, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới trước lúc đi xa. Với tất cả tình cảm kính yêu vô hạn và niềm tin tuyệt đối vào lời căn dặn của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng và con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh./.
 

Tác giả bài viết: ST

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 52

Hôm nay: 221

Tổng lượt truy cập: 435448