Main
Thứ ba, ngày 22/10/2024

Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục và mô hình trường học mới VNEN, việc đảm bảo an toàn trường học từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019 tại Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Tam Điệp.

Thứ ba, 07/05/2019
Chiều ngày 3/5/2019, Ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh đã tiến giám sát việc thực hiện chương trình giáo dục và mô hình trường học mới VNEN, việc đảm bảo an toàn trường học từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019 tại Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Tam Điệp. Đồng Lê Thu Hà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Văn hóa – Xã hội, Trưởng Đoàn giám sát; Tham gia Đoàn gồm Lãnh đạo và thành viên Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh; Lãnh đạo chuyên trách Ban Pháp chế HĐND tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh; Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo; đại diện Thường trực HĐND thành phố Tam Điệp.
Trước hết, Đoàn nghe báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Điệp đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình giáo dục, tình hình thực hiện mô hình trường học mới VNEN và việc đảm bảo an toàn trường học năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019 trên địa bàn thành phố. Báo cáo đã bám sát đề cương giám sát Đoàn yêu cầu, nêu bật được những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện, qua đó chỉ ra những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân. Việc thực hiện chương trình giáo dục được các trường trên địa bàn triển khai nghiêm túc theo Quyết định số 16 ngày 05/5/2006 của BGDĐT (đối với giáo dục tiểu học) và theo Công văn số 4612 ngày 03/10/2017 của Bộ BGDĐT (đối với giáo dục THCS). 100%  các trường triển khai lồng ghép kỹ năng sống, tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bồi dưỡng giáo dục đạo đức, giáo dục địa phương cho học sinh. Các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Về mô hình trường học mới VNEN, Tam Điệp là địa bàn có số trường triển khai ít nhất trên toàn tỉnh, năm học 2016-2017 có 7 trường tiểu học và 1 trường THCS triển khai, đến năm học 2018-2019 có 9 trường tiểu học và 1 trường THCS triển khai. Theo đánh giá của Phòng và của một số trường Đoàn khảo sát đều ghi nhận, phần lớn học sinh tham gia mô hình trường học mới đề rất tự tin, mạnh dạn, học sinh làm quen với cách học nhóm bước đầu hình thành thói quen trong môi trường tương tác, hướng phát triển năng lực đối với học sinh; việc triển khai có sự đồng thuận của phụ huynh và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình, đó là một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình, chưa bắt kịp với việc đổi mới phương pháp dạy học mới nên hiệu quả chưa cao, số lượng giáo viên văn hóa cấp tiểu học thiếu chưa đáp ứng đủ 01 giáo viên/lớp, giáo viên THCS thừa nhưng mất cân đối, không đồng bộ về cơ cấu, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tại buổi làm việc, có 7 ý kiến phát biểu của các đồng chí thành viên trong Đoàn, các câu hỏi chủ yếu về vấn đề quan điểm, nhận thức, cách thức thực hiện mô hình trường học mới, có đại biểu băn khoăn về việc chưa liên thông VNEN giữa các cấp học có ảnh hưởng gì đến chất lượng giáo dục. Đặc biệt, vấn đề an toàn trường học được các đại biểu quan tâm hơn, đó là hiện tượng xâm hại trẻ em, bạo lực học đường và vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm trong các trường học tổ chức ăn bán trú. Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Văn Toàn, PGĐ Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đoàn giám sát thời gian tới cần tăng cường giám sát tại các địa phương về lĩnh vực giáo dục để các địa phương, các cơ sở giáo dục chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kết luận tại buổi giám sát, đồng chí Lê Thu Hà, Phó Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh ghi nhận những kết quả đã đạt được, những khó khăn của ngành giáo dục thành phố Tam Điệp, đồng chí khẳng định thời gian qua Phòng đã làm tốt công tác tham mưu phục vụ và là địa phương có nhiều điểm sáng về giáo dục, đạt nhiều thành tích cao trong giáo dục mũi nhọn, thời gian qua không để xảy ra vụ việc nào liên quan đến bạo lực học đường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề nghị Phòng GD&ĐT Tam Điệp thời gian tới tiếp tục triển khai thực hiện các quy định của Bộ, của Sở, cần quan tâm đổi mới kỹ năng sống, giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa địa phương, góp phần nâng cao chương trình đổi mới giáo dục; chủ động tham mưu cho thành phố, cho ngành xây dựng kế hoạch, rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; chỉ đạo các trường rà soát, bổ sung, điều chính quy tắc ứng xử theo Thông tư số 06/2019/TT-BGD ĐT ngày 12/4/2019 để công khai, quán triệt rộng rãi đến giáo viên, học sinh và phụ huynh và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn theo Nghị định số 80/2017/NĐ-CP.

Tác giả bài viết: Nguyễn Hằng – Phòng Tổng hợp

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 39

Tổng lượt truy cập: 429661