Main
Chủ nhật, ngày 22/12/2024

Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra và phối hợp với UBND tỉnh trong việc giải quyết phát sinh giữa hai kỳ họp

Thứ ba, 06/09/2016
Như vậy, có thể nói, chất vấn gắn liền với hoạt động giám sát - một trong những chức năng quan trọng của của cơ quan dân cử. Hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND thực chất là một hình thức giám sát trực tiếp của HĐND, trong đó đại biểu - với tư cách là người đại diện có thẩm quyền của nhân dân, đưa ra yêu cầu đối với người bị chất vấn theo quy định của pháp luật, buộc người bị chất vấn phải giải trình trước cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương về những khuyết điểm, hạn chế trong hoạt động của cơ quan mà người đó phụ trách, về trách nhiệm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục các khuyết điểm đó. Ở cấp độ chung, mục đích của hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND là bảo đảm cho sự đúng đắn, minh bạch, liên tục trong hoạt động của từng cá nhân trong bộ máy Nhà nước nói chung, trên cơ sở tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Nghĩa là, hoạt động chất vấn nhằm xây dựng, thúc đẩy công việc, thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương vì lợi ích của nhân dân, nâng cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu cơ quan nhà nước để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Nhà nước và nhân dân giao phó. Ở cấp độ cụ thể, tùy thuộc vào ý chí của chủ thể chất vấn, hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND có những mục đích sau: Trước hết, hoạt động chất vấn là để làm rõ trách nhiệm của các đối tượng bị chất vấn. Thứ hai, hoạt động chất vấn, xét về một khía cạnh nào đó, còn là sự cảnh báo của HĐND về một vấn đề hay một tình trạng cần được lưu ý giải quyết. Sự cảnh báo này nhằm nâng cao tính dự đoán và trách nhiệm phải nhìn nhận trước vấn đề của người quản lý. Thứ ba, hoạt động chất vấn cũng có mục đích cung cấp thông tin. Bằng cách chất vấn, các đại biểu HĐND tỉnh có thể yêu cầu thủ trưởng các cơ quan nhà nước ở địa phương cung cấp, chia sẻ thông tin một cách chính thức thông qua trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản. Đồng thời qua đó, kiểm tra, đánh giá năng lực của thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong việc nắm bắt, điều hành lĩnh vực được phân công, năng lực tổng hợp, thuyết trình trước kỳ họp… Thứ tư, hoạt động chất vấn thu hút sự chú ý rộng rãi của công luận về vấn đề nào đó nhằm tạo sức ép lên người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền để vấn đề được giải quyết nhanh hơn. Khi các vị đại biểu HĐND tỉnh hỏi một cá nhân nào đó theo thủ tục chất vấn thì thông tin, số liệu không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính ở đây là: Người bị chất vấn có biết về việc đó không? Tại sao lại để nó xảy ra? Hướng xử lý, giải quyết vấn đề như thế nào? Cần phải rút kinh nghiệm ở đâu? Chế độ trách nhiệm ra sao? Cá nhân người bị chất vấn có nhận thức được trách nhiệm của mình trước HĐND, trước nhân dân không? Có thể hình dung đường đi nước bước của việc áp đặt trách nhiệm như sau: Đầu tiên là xác định phạm vi trách nhiệm của người trả lời chất vấn; tiếp theo, người trả lời cần phải giải trình trước HĐND những vấn đề được hỏi đến, nếu HĐND thỏa mãn với sự giải trình đó, coi như đã “trả bài” xong. Nếu không, bước tiếp theo sẽ là quy trách nhiệm - có thể dưới hình thức một nghị quyết (mà bỏ phiếu tín nhiệm là một trong những hình thức quy trách nhiệm). Hoạt động chất vấn có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND nói chung và của đại biểu HĐND nói riêng, đồng thời nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cá nhân người bị chất vấn và hiệu quả hoạt động của cơ quan mà họ phụ trách, thúc đẩy việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương. Đối với đại biểu HĐND tỉnh, thông qua hoạt động chất vấn, đại biểu có thể nâng cao sự hiểu biết của mình vì muốn chất vấn “đúng và trúng”, để người bị chất vấn “tâm phục, khẩu phục” đòi hỏi đại biểu phải sâu sát cơ sở, nghiên cứu kỹ lưỡng, nắm chắc vấn đề. Việc tìm hiểu thông tin để tiến hành chất vấn giúp đại biểu có được hệ thống tri thức lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bên cạnh đó, hoạt động chất vấn cũng là diễn đàn để đại biểu thể hiện trình độ, năng lực, rèn luyện bản lĩnh, dũng khí của mình. Chất vấn là phương thức để đại biểu thực hiện vai trò người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Đối với hoạt động của HĐND, chất vấn là công cụ hữu hiệu để thực hiện chức năng đại diện, chức năng giám sát; là biện pháp quan trọng thực hiện dân chủ, nâng cao vị thế, vai trò, uy tín của HĐND trong bộ máy chính quyền ở địa phương. Thông qua hoạt động chất vấn, HĐND có cơ sở thực tiễn để kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động và trách nhiệm quản lý điều hành của cá nhân người đứng đầu và các cơ quan trong bộ máy nhà nước; phân tích tác động của cơ chế chính sách, pháp luật đến đời sống kinh tế - xã hội, làm rõ hiệu quả và phát hiện những bất cập, yếu kém trong việc thực thi pháp luật. Cũng thông qua hoạt động chất vấn, HĐND có thêm thông tin để xem xét, đánh giá hiệu quả các nghị quyết của HĐND và có biện pháp điều chỉnh chính sách cho phù hợp, góp phần thực hiện tốt chức năng quyết định các chủ trương, biện pháp phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đối với cá nhân người được chất vấn và cơ quan họ phụ trách, hoạt động chất vấn là tấm gương phản chiếu để tự soi lại mình, giúp họ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn đối với lĩnh vực được phụ trách quản lý. Người được chất vấn qua đây có dịp rà soát lại công việc của mình, nhìn lại mình để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn trách nhiệm được giao Đối với cử tri và nhân dân trong tỉnh, qua hoạt động chất vấn, có thể đánh giá được những đại biểu mà mình đã tin tưởng bầu ra có thực sự là đại diện cho nhân dân hay không? Đánh giá hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND, TAND, VKSND; đánh giá được trách nhiệm chính trị của các cấp, các ngành. Những “công bộc” của nhân dân trả lời công khai trước công chúng như thế nào, có thực sự cầu thị, dám nhận và dám chịu trách nhiệm, đưa ra hướng giải quyết những vấn đề bức xúc mà cử tri và xã hội quan tâm hay chỉ đổ lỗi cho khách quan hoặc đưa ra những lời giải thích, tự bào chữa cho sự thiếu trách nhiệm của mình. Hoạt động chất vấn chính là “kênh” quan trọng để nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước. Tóm lại, hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND là hình thức giám sát trực tiếp nhất, dân chủ nhất, tiếp nhận và giải quyết thông tin kịp thời nhất, trong đó đại biểu HĐND - với tư cách là người đại diện có thẩm quyền của nhân dân, yêu cầu người bị chất vấn theo quy định của pháp luật phải giải trình làm rõ trách nhiệm về những vấn đề thuộc phạm vi quản lý, phụ trách của mình. Đây là hình thức giám sát quan trọng, có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương. Để đánh giá hiệu quả hoạt động chất vấn cần dựa trên những tiêu chí nhất định và để người đại biểu thực hiện hiệu quả quyền năng chất vấn của mình, cần tạo môi trường chính trị, pháp lý cần thiết, có cơ chế hỗ trợ đầy đủ về vật chất, kỹ thuật, thông tin, đồng thời nâng cao năng lực của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là trí tuệ, bản lĩnh của người đại biểu HĐND./.
Cơ cấu thành viên của các Ban HĐND tỉnh: Tham gia quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ 43%, tham gia công tác Đoàn thể chiếm 14%, tham gia công tác Đảng chiếm 29%, cán bộ, quản lý doanh nghiệp chiếm 14%. Giúp việc cho các Ban HĐND tỉnh có 05 chuyên viên: Ban Pháp chế có 01 chuyên viên; Ban Văn hóa – Xã hội và Ban Kinh tế - Ngân sách có 02 chuyên viên, các chuyên viên giúp việc cho các Ban HĐND thuộc Phòng Công tác HĐND – Văn phòng HĐND tỉnh có trình độ từ đại học trở lên.
Cơ cấu, thành phần tham gia các Ban HĐND tỉnh như trên có những thuận lợi, khó khăn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban HĐND tỉnh. Song, với ý thức trách nhiệm là người đại biểu của dân, được nhân dân và HĐND tín nhiệm giao trọng trách, các thành viên của các Ban HĐND tỉnh đã cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả các mặt công tác; phát huy vai trò cá nhân trong việc tham gia các hoạt động của Ban.
Đối với các vấn đề phát sinh giữa 02 kỳ họp, căn cứ các nội dung do UBND tỉnh trình, Thường trực HĐND tỉnh phân công các Ban HĐND tỉnh nghiên cứu, xem xét, tổ chức thẩm tra theo lĩnh vực được phân công trình Thường trực HĐND tỉnh quyết định. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Thường trực HĐND tỉnh đã giao các Ban HĐND tỉnh thẩm tra 47 nội dung phát sinh do UBND tỉnh trình (Ban KTNS HĐND tỉnh thẩm tra 43 nội dung; Ban Văn hóa – Xã hội thẩm tra 04 nội dung), các Ban HĐND tỉnh đã thực hiện nghiêm túc trình tự các bước của công tác thẩm tra nên hoạt động thẩm tra ngày càng nền nếp, hiệu quả, chất lượng thẩm tra ngày càng được nâng cao, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh đối với các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp là cơ sở pháp lý, nguồn thông tin quan trọng giúp Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định cho ý kiến với UBND tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thẩm tra để xử lý các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp vẫn còn một số tồn tại như:
- Các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp thường là phát sinh đột xuất nên các Ban của HĐND tỉnh rất khó tiến hành thẩm tra nếu UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh vào thời điểm chuẩn bị cho các kỳ họp của HĐND tỉnh, do vậy, thời gian nghiên cứu tài liệu phục vụ thẩm tra không nhiều nên khả năng phản biện vấn đề của một số đại biểu còn hạn chế.
- Số lượng chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh giúp việc cho các Ban còn mỏng nên cũng ảnh hưởng đến công tác tham mưu, giúp việc. Mặt khác, hoạt động thẩm tra dựa vào Trưởng ban và Phó Trưởng ban chuyên trách của các Ban HĐND tỉnh và Văn phòng là chủ yếu nên có lúc, có nơi chưa đi sâu đánh giá, phân tích hết các khía cạnh của vấn đề.
- Một số cơ quan, đơn vị được thẩm tra chưa cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu, việc giải trình các vấn đề chưa đủ sức thuyết phục đã ảnh hưởng đến việc phân tích, nhận định để đưa ra các đề nghị của Ban đối với Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh.
Từ thực tế hoạt động thẩm tra trong thời gian qua, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh trong thời gian tới, tôi đề xuất một số nội dung như sau:
1. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Thường trực HĐND tỉnh với UBND tỉnh; UBND tỉnh chỉ xin ý kiến những vấn đề thuộc thẩm quyền Thường trực và Thường trực chỉ cho ý kiến về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. Thường trực HĐND tỉnh không xem xét cho ý kiến những nội dung trình không đảm bảo hồ sơ, thủ tục.
2. Thường trực HĐND tỉnh căn cứ nội dung UBND tỉnh trình để phân công thẩm tra cho các Ban HĐND tỉnh phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của từng Ban HĐND tỉnh. Lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh phải tuân thủ trình tự, nội dung, các bước thẩm tra theo quy định; chịu trách nhiệm xem xét trên cơ sở hồ sơ được cung cấp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì đề nghị bổ sung cho đảm bảo. Trên cơ sở kết quả thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh xem xét cho ý kiến. Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức cuộc họp với UBND tỉnh, cùng các sở ngành để trao đổi, nghe giải trình những nội dung chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau trước khi có ý kiến chính thức với UBND tỉnh.
3.Trong quy chế phối hợp giữa Thường trự HĐND tỉnh với UBND tỉnh cần quy định cụ thể thời gian giải quyết theo tính chất vấn đề (nội dung thật cấp bách thì quy định thời gian cho ý kiến sớm hơn, đáp ứng yêu cầu, hiệu quả công việc), tránh kéo dài, mất tính kịp thời, làm giảm hiệu quả công việc. Tuy nhiên, cũng không vì tính cấp bách mà không bố trí đủ thời gian cần thiết cho việc nghiên cứu, đối chiếu hoặc tổ chức khảo sát, thẩm tra.  
Tóm lại, để nâng cao chất lượng thẩm tra các nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND tỉnh thì cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh với UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan, nhất là các cơ quan tham mưu, chủ trì soạn thảo các nội dung đề xuất cũng như các đối tượng được thẩm tra nhằm khắc phục các tồn tại nêu trên, góp phần đảm bảo việc ra quyết định của Thường trực HĐND tỉnh một cách đúng đắn, chính xác, hiệu quả những  vấn đề phát sinh giữa 2 kỳ họp, đáp ứng cho công tác quản lý, điều hành của UBND tỉnh và chính quyền các cấp./.
 
 

Tác giả bài viết: Chu Thanh Hà - Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 5

Hôm nay: 67

Tổng lượt truy cập: 439284