Main
Thứ ba, ngày 22/10/2024

Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV: Đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận ở tổ về một số dự án luật

Thứ sáu, 04/11/2022

Sáng ngày 02/11/2022, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV thảo luận tại tổ về: Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình tham gia thảo luận ở tổ số 13 cùng với các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.

 

Ảnh: Đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (Đoàn ĐBHQ tỉnh Ninh Bình) phát biểu tại thảo luận tổ

Góp ý về dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (Đoàn ĐBHQ tỉnh Ninh Bình) cho rằng dự thảo đã quy định về nguyên tắc chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng, song các nội dung về bảo vệ, mức độ bảo vệ, cách thức bảo vẫn còn chưa rõ. Vì vậy, đề nghị cần rà soát và phải luật hóa, bổ sung thêm những nội dung bảo vệ người tiêu dùng để phản ánh đúng bản chất tên gọi của Luật là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó phải thực sự đề cao đạo đức kinh doanh và sự thông thái của người tiêu dùng. Ngoài ra, đại biểu góp ý cụ thể đối với các Điều 48, 49, 50, 52 của dự thảo luật và góp ý các nội dung liên quan đến những quy định về sản phẩm nông nghiệp sạch, sản xuất thực phẩm chức năng.

Đối với Luật giao dịch điện tử, đại biểu đề xuất ban soạn thảo nên nghiên cứu, cân nhắc xem xét có nên đưa đối tượng trí tuệ nhân tạo khi thực hiện giao dịch điện tử là một trong những đối tượng thuộc quy định của luật hay này không, vì trong chuyển đổi số, công nghệ số thì vấn đề trí tuệ nhân tạo là một trong những xu hướng phát triển của thế giới và ở các nước tiến bộ về công nghệ sẽ sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách rất phổ biến.

Cùng tham gia thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Hồng Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cho rằng các quy định về thanh tra, kiểm tra (quy định tại Điều 75, Điều 77) vẫn còn chung chung và còn mờ nhạt. Do vậy, đại biểu đề nghị cần phải thể chế hóa sâu hơn quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ người tiêu dùng và nên quy định thành một mục riêng trong Chương 6, trong đó phải quy định rõ hơn cơ chế phối hợp, cơ chế chịu trách nhiệm giữa các cơ quan có liên quan tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tác giả bài viết: Phòng TTDN

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 39

Tổng lượt truy cập: 429661