Main
Thứ ba, ngày 22/10/2024

Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia thảo luận về một số Dự án luật

Thứ năm, 22/06/2023

Ngày 5/6/2023, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở tổ về một số dự án Luật: Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia thảo luận ở Tổ 12 cùng với các tổ: Hưng Yên, Quảng Trị và thành phố Cần Thơ.

Thảo luận tại Tổ, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) tán thành về sự cần thiết sửa đổi luật. Theo đại biểu, sau 8 năm thực hiện Luật Nhà ở hiện hành, các quy định của luật đã đi vào nề nếp, tổ chức thực hiện hiệu quả và thành công, huy động tối đa nguồn vốn bên ngoài, nguồn nội lực để xây dựng nhà ở đô thị, nhà ở nông thông, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhiều nhà chung cư ở các đô thị lớn đã được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, việc thực thi Luật Nhà ở hiện hành đã có một số tồn tại, hạn chế như trong Tờ trình của Chính phủ và báo cáo của cơ quan thẩm tra đã nêu, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để khắc phục những bất cập, hạn chế. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần quan tâm cân nhắc, rà soát lại các quy định tại: Điểm c, khoản 1, Điều 36; điểm a, khoản 2, Điều 158; điểm a, khoản 1, Điều 176, điểm a, khoản 1; Điều 177, Điều 179 nhằm đảm bảo thống nhất với một số luật khác có liên quan như luật Dân sự, luật Đất đai, luật Đầu tư… 

Buổi chiều, các đại biểu tập trung thảo luận về Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Tham gia thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Mai Khanh (Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình) cho rằng việc xây dựng dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành; luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sau khi Nghị quyết số  42/2017/QH14 hết hiệu lực từ ngày 31/12/2023. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng Nghị quyết số  42/2017/QH14 là nghị quyết thí điểm được ban hành trong bối cảnh nợ xấu cao, phức tạp và tập trung trong một thời gian nhất định, vì vậy, việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42 cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, đặt trong bối cảnh các quy định pháp luật hiện nay đã được hoàn thiện rõ ràng, đầy đủ hơn.

Tác giả bài viết: Vân Giang - Phòng CTQH

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 3

Hôm nay: 39

Tổng lượt truy cập: 429661